Một số điểm mới của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng
 
2021-05-07 10:22:37

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.

Hợp đồng xây dựng trước đây được quy định tại NĐ 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 và được sửa đổi tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/4/2021 có những điểm mới như sau:

1. Thay đổi khái niệm về “Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị” thành “Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị”)

Từ đó, sẽ khái niệm lại các loại hợp đồng EP (Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị), hợp đồng PC (Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình), Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình).

Riêng đối với hợp đồng EPC, Nghị định 50 đã hướng dẫn cụ thể và đầy đủ hơn, làm rõ thêm một số vấn đề mà lâu nay, các CĐT chưa rõ và phải làm văn bản gửi Bộ Xây dựng để xin hướng dẫn áp dụng:

• Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ.

• Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.

Bên cạnh đó, quy định về Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng, quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, nghĩa vụ của bên giao thầu/bên nhận thầu EPC cũng sẽ quy định rõ hơn về EPC.

2. Xuất hiện loại hợp đồng mới – “Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ”.

Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu (Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng), đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.

3. Theo hình thức giá hợp đồng, Nghị định 50 bổ sung 02 loại “Hợp đồng theo chi phí cộng phí” và “Hợp đồng xây dựng khác”.

02 loại hợp đồng này đã quy định tại khoản 3, điều 140 của Luật Xây dựng 2014.

a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
e) Hợp đồng theo giá kết hợp;
g) Hợp đồng xây dựng khác;
h) Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.

Đến Luật Xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung đã bãi bỏ điểm h, khoản 3 điều 140 dọn đường cho 2 hình thức giá hợp đồng này được bổ sung vào Nghị định 50.

Đ1, khoản 3, điều 15 nghị định 50 quy định “Giá hợp đồng theo chi phí cộng phí là giá hợp đồng chưa xác định được giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận do chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc và chi phí trực tiếp để thực hiện các công việc của hợp đồng.

Mức chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận được các bên thỏa thuận theo tỷ lệ (%) hoặc theo một giá trị cụ thể trên cơ sở chi phí trực tiếp thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết để thực hiện các công việc của hợp đồng được các bên xác nhận;

Mức chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận được cố định hoặc thay đổi (tăng, giảm có hoặc không khống chế mức tối đa, tối thiểu) phụ thuộc vào mức chi phí trực tiếp thực tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên.”

Từ đó, quy định về Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng cũng sẽ bổ sung 02 loại hợp đồng này.


Vũ Thị Thanh Nga – Ban Pháp chế NPC (tổng hợp)

 
Tin cùng thư mục :
Bộ luật lao động năm 2019 – Sửa đổi, bổ sung đối với hình thức kỷ luật Sa thải người lao động
Thế nào là Hợp đồng ủy quyền và Thời hạn ủy quyền trong Luật dân sự Việt Nam năm 2015
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động không cần phải có lý do
Quyết định của Bộ Công thương về quy định giá bán điện có hiệu lực từ ngày 20/3/2019
Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
Về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 2
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
THÔNG TƯ Số: 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018
Quy định cấp điện cho khách hàng từ lưới điện trung áp của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
Quy định thời hạn về thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh nghệ An.
Danh Mục

 

Tiết kiệm điện